Phân biệt MSDS và SDS

Phân biệt MSDS và SDS

Đối với nhiều người sử dụng, làm việc với hóa chất thường xuyên, đặc biệt là các sản phẩm dầu mỡ bôi trơn thì MSDS hay SDS đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, đối với những người tiêu dung mới thì MSDS hay SDS là những khái niệm khá mới và chưa thực sự hiểu rõ về những khái niệm này. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về MSDS và SDS, đội ngũ Quang Ngọc Minh xin gửi đến mọi người bài viết phân biệt MSDS và SDS sau, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Phân biệt MSDS và SDS

Định nghĩa MSDS và SDS

MSDS

MSDS được viết tắt từ Material Safety Data Sheet, được hiểu là Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất cho người sử dụng. MSDS chứa các thông tin liên quan đến những thuộc tính của loại hóa chất mà người dung đang sử dụng, nhằm giúp cho người dùng nhận biết được các trình tự sử dụng một cách an toàn nhất cũng như hướng xử lý khi có sự cố xảy ra.

Tìm hiểu về msds

SDS

SDS được viết tắt từ Safety Data Sheet, được hiểu là Bảng dữ liệu an toàn, được sử dụng nhằm cung cấp các thông tin cho nhân viên, đội ứng phó khẩn cấp về cách xử lý, lưu trữ và những biện pháp khẩn cấp trong tình huống có xảy ra tai nạn.

Những nội dung chủ yếu của MSDS và SDS

Về cơ bản, MSDS và SDS không có nhiều khác nhau, cụ thể:

Nội dung của SDS

SDS chỉ có 1 dạng, được làm theo quy chuẩn quốc tế và bao gồm 16 mục cụ thể sau:

Mục 1. Thông tin về nhà sản xuất
Mục 2. Thông tin thanh phần, cấu tạo của hóa chất

Mục 3. Hướng nhận dạng những đặc tính nguy hiểm của hóa chất
Mục 4. Biện pháp sơ cứu
Mục 5. Biện pháp xử lý trong trường hợp có hỏa hoạn
Mục 6. Biện pháp ngăn ngừa xảy ra tai nạn
Mục 7. Yêu cầu, quy định liên quan đến thao tác và lưu trữ
Mục 8. Bảo vệ cá nhân và kiểm soát phơi nhiễm
Mục 9. Đặc tính vật lý, hóa học của hóa chất
Mục 10. Mức ổn định và hoạt động của hóa chất
Mục 11. Thông tin về tính độc hại
Mục 12. Thông tin về hệ sinh thái
Mục 13. Yêu cầu về thải bỏ
Mục 14. Yêu cầu khi vận chuyển hóa chất
Mục 15. Thông tin liên quan pháp lý
Mục 16 .Thông tin khác

Nội dung chính của MSDS

MSDS là bảng chỉ dẫn sử dụng an toàn hóa chất có nhiều định dạng và được sắp xếp theo nhiều trật tự khác nhau. Một bảng MSDS phải đảm bảo có các nội dung sau:

  • Tên gọi của sản phẩm trên thị trường, tên gọi hóa học, tên gọi khác và số đăng kí CAS,…
  • Các thuộc tính vật lý, hóa học của hóa chất
  • Thành phần hóa học, công thức, phản ứng cụ thể của hóa chất với các hóa chất khác.
  • Các biểu hiện, triệu chứng ngộ độc và hiệu ứng mang ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, điển hình như: tác động xấu tới mắt, hệ tiêu hóa, khả năng sinh sản,…
  • Tính nguy hiểm về cháy nổ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động cũng như các nguy hiểm và phản ứng khác.
  • Trang phục bảo hộ, thiết bị bảo hộ cần thiết khi làm việc với hóa chất
  • Thao tác, quy trình làm việc an toàn với hóa chất
  • Trợ giúp liên quan về y tế khi xảy ra ngộ độc hoặc bị tai nạn trong quá trình sử dụng hóa chất
  • Điều kiện về bảo quản, lưu trữ hóa chất.
  • Phương pháp, hướng xử lý các phế thải có chứa hóa chất hoặc trường hợp bị rò rỉ hóa chất ra ngoài môi trường.
  • Quy định, quy chuẩn về đóng gói, nhãn dán và vận chuyển hóa chất.
  • ….

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp quý khách phân biệt được MSDS và SDS. Nếu quý khách có nhu cầu mua sản phẩm dầu mỡ bôi trơn các loại đảm bảo đầy đủ MSDS thì hãy liên hệ ngay với đội ngũ Quang Ngọc Minh để nhận được hỗ trợ sớm nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *